Trạng Nguyên Việt Nam Qua Các Thời Đại

User avatar
Tóc Tiên
Bạn thâm giao
Bạn thâm giao
Posts: 1455
Joined: Wed Feb 04, 2015 4:57 am

Re: Trạng Nguyên Việt Nam Qua Các Thời Đại

Postby Tóc Tiên » Sat May 16, 2015 4:32 am



Phạm Đôn Lễ (1454 - ? )




Ông người làng Hải Triều, huyện Ngự Thiêm, phủ Tân Hưng. Ông thi đỗ Trạng nguyên khoa thi Tân Sửu, niêu hiệu Hồng Đức năm thứ 12 (1481) làm quan tới chức Thượng thư. Khi ông lớn lên, làng Hới đã có nghề dệt chiếu từ lâu. Nhưng chiếu dệt khung đứng, không có ngựa đỡ sợi nên chiếu không đẹp. Đi sứ sang Trung Quốc, khi qua vùng Ngọc Hà, Châu Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây, Phạm Đôn Lễ đã tìm hiểu và học được bí quyết kỹ thuật dệt chiếu của người Trung Quốc. Đó là kỹ thuật dệt khung nằm, có ngựa đỡ sợi dọc, làm cho sợi đay căng, chao cói nhanh hơn và chiếu đẹp hơn. Ông đã phổ biến kinh nghiệm và kỹ thuật dệt mới cho nhân dân. Ông cho cải tiến khung dệt. Nhờ vậy, chiếu Hới đẹp hơn và nổi tiếng từ đó. Dân làng tôn ông là ông Tổ nghề dệt chiếu, gọi ông là "Trạng Chiếu" và lập đền thờ sau khi ông mất; đền thờ Phạm Trạng Nguyên.

User avatar
Tóc Tiên
Bạn thâm giao
Bạn thâm giao
Posts: 1455
Joined: Wed Feb 04, 2015 4:57 am

Re: Trạng Nguyên Việt Nam Qua Các Thời Đại

Postby Tóc Tiên » Sat May 16, 2015 4:33 am



Vũ Duệ (? - 1520)





Còn có tên là Vũ Công Duệ, tên lúc nhỏ là Nghĩa Chi, người xã Trình Xá, huyện Sơn Vi, trấn Sơn Tây( nay thuộc huyện Thanh Sơn, tỉnh Vĩnh Phú). Đỗ Trạng nguyên khoa Canh Tuất, niên hiệu Hồng Đức thứ 21 (1490). Làm quan đến Lại bộ Thượng thư kiêm Đông các Đại học sĩ chầu Kinh diên, được tặng Thiếu bảo, tước Trịnh Khê Hầu.

Hồi còn nhỏ, cha mẹ đi cày vắng nhà, Duê chơi với bọn trẻ con trong xóm, nặn đất làm con voi, bắt hai con bướm làm hai tai, cầm con đỉa làm vòi, lấy bốn con cua làm chân, thành ra voi đất mà vẫy được tai, vòi co lên quắp xuống và chân đi được, ai trông thấy cũng cho là tinh quái.

Một lần, có người đến đòi nợ hỏi: "Bố mày đâu"? Công Duệ đáp: "Bố tôi đi chém cây sống, trồng cây chết". "Mẹ mày đâu"? "Mẹ tôi đi bán gió, mua que". Người đòi nợ lấy làm lạ, không biết cha mẹ nó làm gì mà nó nói thế, hỏi căn vặn nó mãi thì nó cười mà không đáp. Chủ nợ mới dỗ dành bảo nó: "Mày cứ nói thật, ta sẽ tha nợ cho mày, không đòi nữa". Duệ cầm một cục đất dẻo, bảo chủ nợ in tay vào làm tin, người kia cũng in tay vào xem sao. Duệ bèn nói: "Cha tôi đang nhổ mạ cấy lúa, còn mẹ tôi đi bán quạt". Người kia lấy làm kỳ dị. Hôm khác lại đến đòi nợ. Duệ đưa hòn đất có vết tay in mà nói: "Tay ông ký vào đây còn đòi gì nữa"? Người kia đứng ngẩn mặt ra, không biết nói làm sao, nhân khuyên cha mẹ Duệ cho đi học và giúp món nợ ấy để lấy món tiền mua sách.

Duệ học rất thông minh, các sách chỉ đọc qua một lần là thuộc. Đến năm Hồng Đức 23 đời vua Thánh Tôn nhà Lê, Duệ thi đỗ Trạng nguyên vào hồi 20 tuổi. Đến khi làm quan, tính khí cương trực, vua cất lên làm đô ngự sử, các quan ai cũng kính nể.

Khi nhà Mạc cướp ngôi vua Lê, đình thần nhiều người a dua về Mạc Đăng Dung, ai không nghe đều bị giết. Đăng Dung sai người dụ Công Duệ về làm quan với mình. Công Duệ nhất định không theo kẻ tiếm vị, nhưng liệu cũng không yên, bèn đeo cả quả ấn ngự sử đâm đầu xuống cửa bể Thần Phù mà chết.

Cách 60 năm sau, nhà Lê trung hưng, khôi phục được thành Thăng Long, sai đúc ấn ngự sử, đúc mãi không thành, mới sai người xuống cửa bể tìm quả ấn trước. Người lặn xuống đến nơi thấy Công Duệ vẫn còn đội mũ áo chỉnh tề, cổ đeo túi ấn, ngồi xếp bằng tròn ở dưới đáy bể như còn sống.

Người ấy sợ hãi lên kể lại, chuyện đến tai vua. Vua lấy làm lạ, chắc là khí tinh anh của Công Duệ kết lại, mới sai quan làm lễ cúng bái, rồi sai người vớt xác Công Duệ lên, dùng lễ khâm liệm trọng thể rồi đưa về làng Trinh Xá an táng, phong làm Thượng Đẳng Phúc Thần.

User avatar
Tóc Tiên
Bạn thâm giao
Bạn thâm giao
Posts: 1455
Joined: Wed Feb 04, 2015 4:57 am

Re: Trạng Nguyên Việt Nam Qua Các Thời Đại

Postby Tóc Tiên » Sat May 16, 2015 4:34 am



Lê Ích Mộc (? - ?)



Lê Ích Mộc đỗ Đình Nguyên, Trạng nguyên tại khoa thi năm Nhâm Tuất (năm 1502), đời vua Lê Hiển Tông, sinh năm 1448, song năm mất thì đến nay vẫn chưa được xác định chính xác.

Ông là người làng Thanh Lãng (tên nôm là Ráng), huyện Thủy Đường nay là thôn Quảng Cư, xã Quảng Thanh, huyện Thuỷ Nguyên( Nay là huyện Thủy Nguyên , thành phố Hải Phòng ). Xuất thân trong một gia đình nghèo, thời hàn vi, Lê Ích Mộc ở nhờ chùa Diên Phúc. Vì thế ông thường được nhà chùa nhờ chép và dịch kinh Phật. Ông làm quan đến chức Tả Thị Lang. Sau khi về trí sĩ, ông về quê và mở trường dạy học, khai khẩn đất hoang (hiện còn dấu vết khu ấp ông khai khẩn và khu rừng lim). Sau khi ông mất, dân Thanh Lãng và Quảng Cư đều thờ làm phúc thần, thường gọi là đền quan Trạng Ráng.

User avatar
Tóc Tiên
Bạn thâm giao
Bạn thâm giao
Posts: 1455
Joined: Wed Feb 04, 2015 4:57 am

Re: Trạng Nguyên Việt Nam Qua Các Thời Đại

Postby Tóc Tiên » Sun May 17, 2015 1:02 am



Lê Nại ( 1528 - ? )



Có sách chép là Lê Đỉnh, người xã Mộ Trạch , huyện Đường Am, phủ Thượng Hồng( nay là huyện Cẩm Bình, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyêhn khoa Ất Sửu, niên hiệu Đoan Khánh thứ nhất (1505), đời Lê Uy Mục. Làm qua đến Hộ bộ Thị Lang , lúc mất được tặng tước Đạo Trạch Bá.
Ông thuở bé nhà rất nghèo, phải vừa học, vừa dạy thêm con em trong làng để độ khẩu.

Thượng thư Vũ Quỳnh, người đồng ấp, nghe biết tài học của thầy đồ bèn gọi đến gả con gái cho và cho ở gửi rể trong nhà. Nhưng từ khi vào ở gửi rể, Lê Nại chỉ ngồi thừ suốt ngày, không chịu học hành, mà cũng chẳng buồn mó đến bất cứ việc gì. Vũ Quỳnh rất lấy làm lạ, đến hỏi người bố Lê Nại. Ông bố trả lời:
- Con nhà học trò nghèo, được nương thân vào cửa cao quý, lại được đội ơn nuôi dưỡng dạy dỗ, lẽ nào lại dám sao nhãng học hành hoặc lười biếng với công việc của gia đình ân nhân được?. Nhưng có điều này, tôi hỏi khí không phải: không rõ mỗi ngày tướng công cho cháu ăn uống như thế nào?


Vũ Quỳnh vẫn chưa hiểu, cười khiêm tốn mà trả lời:
- Nhà nho thanh đạm, nhà có gì ăn thì vẫn tiếp đặt con rể như thế thôi!
Ông bố mới bảo:
- Con tôi nó ăn khác thường lắm. Có lẽ vì nó ăn chưa được no mà không dám nói ra chăng?


Vũ Quỳnh về, bảo người nhà dọn cơm riêng cho Lê Nại, tăng phần lên gấp bội. Cho ăn một đấu, học đến tối; cho ăn một đấu năm lẻ học đến trống canh ba; cho ăn một đấu tám lẻ, học đến trống canh tư. Vũ Quỳnh nói:
- Rể ta tài khí phi thường, nhất định sẽ làm nên sự nghiệp!.


Liền bảo người nhà cứ định mức mỗi bữa ăn là hai đấu. Từ đấy Lê Nại đọc sách suốt ngày liền đêm không thấy chán. Một hôm muốn thử tài chàng rể, Vũ Quỳnh thình lình đến thăm Lê Nại trong phòng học, rồi bảo ông tức cảnh một bài về việc ăn học của mình. Lê Nại không nghĩ ngợi gì, đọc ngay bài tán sau đây:

Mộ Trạch tiên sinh
Dĩ thực vi danh,
Thấp bát bát phạn,
Thập nhị bát canh,
Khôi nguyên cập đệ,
Danh quán quần anh,
Sức chi giã cự,
Phát chi giã hoành...


Nghĩa là:

Thầy đồ Mộ Trạch,
Nổi tiếng ăn nhiều
Mười tám bát cơm,
Mười hai bát riêu,
Ðỗ đầu khoa bảng,
Danh tiếng nêu cao,
Súc tích đầy đủ,
Phát triển dồi dào!


Bố vợ và chàng rể đều cả cười. Quả nhiên về sau Lê Nại đỗ Trạng nguyên, đúng như lời đã nói trong bài tán.

User avatar
Tóc Tiên
Bạn thâm giao
Bạn thâm giao
Posts: 1455
Joined: Wed Feb 04, 2015 4:57 am

Re: Trạng Nguyên Việt Nam Qua Các Thời Đại

Postby Tóc Tiên » Sun May 17, 2015 1:02 am


Nguyễn Giản Thanh ( 1482 - ? )



Nguyễn Giản Thanh, người làng Ông Mặc (làng Me), huyện Ðông Ngàn (nay là Từ Sơn), Bắc Ninh. Sống vào khoảng đầu thế kỷ XVI; sinh năm 1482, mất năm nào không rõ. Ông lúc nhỏ rất thông minh, mới 16 tuổi đã thông hiểu rất nhiều sách vở, sau đỗ Trạng Nguyên; nên tục gọi là Trạng Me.

Một hôm đang đi học ở trường, thầy học là Thượng thư Ðàm Thận Huy vừa giảng bài song thì trời sập mưa, học trò đều phải ngồi lại. Ông Huy nhân thấy vậy, bèn ra một câu đối để học trò cùng đối cho vui:

Vũ vô kiềm toả năng lưu khách.

Nghĩa là:

Mưa không có then khoá mà giữ được khách

Nguyễn Giản Thanh đối ngay rằng:

Sắc bất ba đào dị nịch nhân

Nghĩa là:

Sắc đẹp chẳng phải sóng gió mà làm đắm đuối người ta.

Ông Huy xem xong khen rằng: "Câu đối này hay lắm, giọng văn này có thể đỗ Trạng được, nhưng sau tất mê đắm vào vòng sắc dục làm hại lây đến sự nghiệp!".

Tiếp đó, một người học trò tên là Nguyễn Chiêu Huấn lại đối:

Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân

Nghĩa là:

Mặt trăng giống cái cung mà chẳng bắn ai

Ông Huy phê: "Câu này kém sắc sảo, không hay bằng câu kia, nhưng tỏ ra khí chất hiền hoà, sau này sẽ làm nên, cuộc sống sẽ chu toàn!"

Sau đó, lại có một người học trò khác đối rằng:

Phân bất uy quyền dị sử nhân

Nghĩa là:

Phân cứt chẳng uy quyền gì mà dễ sai khiến người

Ông Huy phê: "Sau giàu sang nhưng là hạng bỉ lậu!"

Quả nhiên, mấy năm sau, Nguyễn Giản Thanh thi đỗ thủ khoa, rồi đỗ Trạng Nguyên đời Vua Lê Uy Mục (1508), làm quan lễ bộ Thượng thư, nhưng vì say đắm cô gái đẹp ở kinh thành mà đến ô danh bại giá. Còn Chiêu Huấn chỉ đỗ Bảng Nhãn nhưng làm quan và sống yên ổn, không xảy ra chuyện gì cả. Riêng người học trò kia sau cũng vào bậc hào phú trong vùng, nhưng ai cũng chê là hạng thô lỗ, bỉ ổi.

Truyện kể thêm rằng: Ðời Vua Minh Huệ, Trần Hoá Chiêu ở huyện Tế Hàng, tỉnh Sơn Ðông, Trung quốc, có người vợ là Lương Tiểu Nga rất đẹp. Ở cùng huyện có nhà phú hộ tên là Trát Háo Sắc. Háo Sắc thấy Tiểu Nga đẹp, tìm cách kết bạn với Hoá Chiêu. Lập tâm chiếm cho được vợ bạn, Háo Sắc bỏ ra rất nhiều tiền để giúp bạn trong việc làm ăn hoặc lúc nguy khốn. Qua hai năm, sau khi chiếm được cảm tình của nhà bạn, Háo Sắc rủ Hoá Chiêu ngồi thuyền đi buôn, mọi vốn liếng đều do mình chịu cả. Thuyền đi một tháng đến Hàng Châu, Háo Sắc phục rượu cho Hoá Chiêu say rồi xô xuống biển. Mấy lần Hoá Chiêu trồi lên đều bị tên phản bạn nhấn xuống cho chìm, cuối cùng chàng phải vùi thây dưới đáy biển. Chừng ấy, Háo Sắc mới tri hô lên cho bè bạn hay và mượn thuyền đến vớt thây bạn nhưng không được. Háo Sắc cho thuyền trở về, khóc lóc báo tin dữ cho mẹ và vợ Hoá Chiêu, bỏ tiền cúng bái và cùng Tiểu Nga để tang. Từ đó, Háo Sắc càng tỏ ra hết lòng lo lắng mọi việc nhà cho vợ bạn khiến mẹ Hoá Chiêu cảm động và ép dâu là Tiểu Nga ưng Háo Sắc làm chồng đền công ơn giúp đỡ. Hai người ăn ở với nhau ít lâu, nhân vô ý, Háo Sắc để lộ việc mình âm mưu hại bạn. Tiểu Nga đến huyện đường đầu cáo và trả được thù cho chồng cũ. Nhưng nàng nhận thấy vì nhan sắc của mình mà cả hai người chồng đều bị chết, Tiểu Nga thắt cổ tự tử.

Như vậy là nguồn gốc và hoàn cảnh ra đời của câu "Vũ vô kiềm toả năng lưu khách" đã có một đáp số, là "vế ra" của "vế đối": "Sắc bất ba đào dị nịch nhân" (Mưa gió chẳng có kiềm khoá mà vẫn giữ được khách. Nhan sắc đàn bà dù không thấy sóng nổi vẫn đánh đắm được người). Cũng xin nói thêm vế trên của tài liệu ghi là "Vũ vô kiềm toả năng lưu khách". Phải chăng "thiết toả" và "ba đào" đối với nhau chỉnh hơn.

User avatar
Tóc Tiên
Bạn thâm giao
Bạn thâm giao
Posts: 1455
Joined: Wed Feb 04, 2015 4:57 am

Re: Trạng Nguyên Việt Nam Qua Các Thời Đại

Postby Tóc Tiên » Sun May 24, 2015 3:02 am




NGUYỄN THIẾN (1495-1557)




Người cùng quê với Trạng cậu. 38 tuổi đỗ Hội nguyên, được ban Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (Trạng nguyên), khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Đại Chính 3 (1532) đời Mạc Đăng Doanh. Làm quan nhà Mạc đến chức Lại bộ Thượng thư, Ngự sử đài đô ngự sử, Đông các đại học sĩ, Nhập thị kinh diên, tước Thư Quận công, bạn thân của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông là cháu ngoại Tiến sĩ Nguyễn Bá Kỳ. Con ông là Thường Quốc công Nguyễn Quyện, danh tướng nhà Mạc. (CNKBVN 1075-1919, tr. 367). Giang sơn bấy giờ chia làm hai: Từ Thanh Hóa trở vào thuộc nhà Lê làm Nam Triều, từ Sơn Nam (2) trở ra thuộc nhà Mạc làm Bắc Triều. Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), người xã Trung Am, huyện Vĩnh Lại (sau đổi là Vĩnh Bảo), tỉnh Hải Dương, nay là thôn Trung Am xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. 45 tuổi đỗ Trạng nguyên năm 1535 (theo Liệt huyện đăng khoa bị khảo (LHDK), Tam khôi bị lục; Bạch Vân Am cư sĩ Nguyễn Công Văn Đạt phả ký; Đỉnh khiết Đại Việt lịch triều đăng khoa lục; Đại Việt lịch đại Tiến sĩ khoa thực lục (TSTL): đỗ năm 50 tuổi), sau Nguyễn Thiến một khoa. Cả 5 trường thi (tức bài thi Hội và bài thi Đình) đều đỗ đầu. Làm quan đến chức Thượng thư, Thái phó, tước Trình Quốc công. 52 tuổi (1542), ông xin về trí sĩ. Nhưng vua Mạc Phúc Nguyên (1546-1561) vẫn thường sai sứ đến hỏi quốc sự. Ông mất năm Mạc Diên Thành 8 (1585) đời Mạc Mậu Hợp (1562-1592). Thọ 95 tuổi theo LHĐK, TSTL: thọ 90 tuổi. Nguyễn Bỉnh Khiêm tự Hanh Phủ, hiệu Bạch Vân Am. Tác phẩm hiện còn 2 tập thơ: Bạch Vân Am thi tập (chữ Hán) và Bạch Am quốc ngữ thi (chữ Nôm). (CNKBVN 1075-1919, tr. 375). Năm 1551, Mạc Phúc Nguyên nghe lời gièm pha của kẻ nịnh thần, nghi ngờ đại tướng Thái tể Phụng Quốc công Lê Bá Ly 77 tuổi (1476-1557), em rể vua Mạc Đăng Dung (1527-1529), và con là Thái phó Lê Khắc Thận có ý làm phản, nên sai quân vây bắt hai cha con Lê Bá Ly và thông gia Nguyễn Thiến. Sau khi thoát được sự vây bắt của vua quan nhà Mạc, trong thế bất đắc dĩ, Nguyễn Thiến phải cùng hai con là võ tướng Nguyễn Quyện, Nguyễn Miễn (3) và gia đình theo Lê Bá Ly dẫn quân trốn vào Thanh Hóa quy thuận triều Lê đã trung hưng ở đây (4). Vua Lê Trung Tông (1548-1556) ban thưởng cho Nguyễn Thiến, cho giữ nguyên chức tước cũ, đảm trách việc tuyển bổ quan lại cho nhà Lê khoảng 7 năm. Ông bị bệnh mất năm Thiên Hựu (1557) đời Lê Anh Tông (1556-1573), thọ 63 tuổi. Tác phẩm của ông còn để lại có 5 bài thơ trong Toàn Việt thi lục.

Tương truyền khi ông cùng với hai người con sắp bỏ nhà Mạc theo nhà Lê, Nguyễn Bỉnh Khiêm có gửi ông một bài thơ có nhiều câu cảm khái. Nhưng sau đó ông vẫn quyết định vào Thanh Hóa giúp vua Lê. Trong Bạch Vân Am thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm còn ghi lại nhiều bài thơ của ông. (Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam - TĐNVLSVN), tr. 636).

Lịch triều hiến chương loại chí (LTHCLC), Tập I, Nhân Vật chí, trang 266, vinh danh ông là một trong 39 Người Phò tá có công lao tài đức thời sau Lê trung hưng: "Lại xét lúc bấy giờ có những người làm tôi nhà Mạc rồi mới qui thuận, mà làm đến Tể tướng (dịch chữ Thai phụ) thì trước sau có ba người là Nguyễn Thiến, Nguyễn Phương Đĩnh, Đỗ Uông, tiếng tăm sự nghiệp của họ đều có tiếng ở đời...".

User avatar
Tóc Tiên
Bạn thâm giao
Bạn thâm giao
Posts: 1455
Joined: Wed Feb 04, 2015 4:57 am

Re: Trạng Nguyên Việt Nam Qua Các Thời Đại

Postby Tóc Tiên » Sun May 24, 2015 3:03 am


Phạm Trấn ( ? - ? )



Người xã Lam Kiều, huyện Gia Phúc, phủ Hạ Hồng, Hải Dương ( nay thuộc huyện Tứ Lộc, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Bính Thìn, niên hiệu Quang Bảo thứ 3 (1556), đời Mạc Tuyên Tông. làm quan cho nhà Mạc, khi nhà Mạc mất, cự tuyệt không ra làm quan cho nhà Lê nên bị ám hại.
Khoảng đời nhà Mạc, ở miền Hải Dương có hai người bạn ở gần làng nhau: Phạm Trấn ở làng Lâm Kiều và Ðỗ Uông ở làng Ðoàn Lâm.
Vào năm Quang Bảo đời Mạc Phúc Nguyên (1554- 1561), hai người cùng trạc ba mươi tuổi và cùng đỗ khoa thi hội. Ðến kỳ thi đình, Phạm Trấn đỗ Trạng nguyên, còn Ðỗ Uông thì đỗ Bảng nhãn. Trấn, sức học vốn kém Uông, nên hí hửng lắm, bảo: "Giờ ta mới đè được thằng Uông đây!"

Uông nghe nói tức lắm. Lúc vinh quy, Trạng Bảng cùng về một đường. Bảng không chịu nhường Trạng đi trước, cứ dóng ngựa đi ngang hàng.

Ðến làng Hoạch Trạch, dân chúng kéo nhau ra xem và xin thơ để đề vào chiếc cầu ở đầu làng. Ðó là chiếc cầu ngói hơn mười gian. Bảng, Trạng liền thách nhau qua bảy gian phải vịnh xong bài thơ; ai xong trước đi trước, không được tranh nhau.

Lần ấy Trấn thắng, ai cũng chịu tài, chỉ Uông không phục, cho là thơ đã làm sẵn từ bao giờ. Rồi, lại dóng ngựa đi ngang hàng. Ðến làng Minh Luận, có người mới làm xong nhà, ra đón đường xin một bài thơ mừng nhà mới. Trấn đọc luôn:

Năm năm thêm phú quý
Ngày ngày hưởng vinh hoa
Xưa có câu như thế
Nay mừng mới làm nhà.



Lần này, Uông đã có vẻ hơi chịu tài nhanh nhẹn của Trấn. Ðến cầu làng Ðoàn Lâm, tục gọi là Cầu Cốc, trong cầu có cô bán hàng là cô Loan; hai người lại thách nhau làm bài thơ Nôm lấy đề là "Cô Loan bán hàng cầu Cốc". Hạn mỗi câu phải có hai giống chim, qua cầu phải xong, ai xong trước đi trước, nhất thiết không được tranh nhau nữa. Trấn ngồi trên lưng ngựa, đọc ngay rằng:

Quai vạc đôi bên cánh phượng phong
Dở giang bán chác lựa đồ công
Xanh le mở khép nem hồng mới
Bạc ác phô phang rượu vịt nồng...



Bảng bấy giờ mới thực sự chịu phục Trạng là nhanh trí và nhường cho Trạng đi trước, không tranh dành gì nữa.

User avatar
Tóc Tiên
Bạn thâm giao
Bạn thâm giao
Posts: 1455
Joined: Wed Feb 04, 2015 4:57 am

Re: Trạng Nguyên Việt Nam Qua Các Thời Đại

Postby Tóc Tiên » Sun May 24, 2015 3:04 am

Nguyễn Quốc Trinh ( 1624 - 1674 )


Người làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, Trấn Sơn Nam Thượng ( nay là xã Đại Áng, huyện Thanh Trì , Hà Nội ). Đỗ Trạng nguyên khoa Kỷ Hợi, niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 2 (1659), đời Lê Thần Tông . Làm quan đến Bồi tụng. Đi sứ Thanh, bị giết hại, sau được truy tặng Binh bộ Thượng thư, Trì Quận Công. Vua cho tên thụy là Cường Trung và phong cho làm Thượng đẳng Phúc thần.

Sách Đăng khoa lục của Trần Tiến do Đạm Nguyên dịch có ghi: "Ông nội của Trạng nguyên một lần đi chơi trong làng nhặt được túi vàng của một thầy địa lý người Tàu đánh rơi. Ông đem trả lại, thầy Tàu cảm ơn và muốn chia cho người nhặt được một nửa. Ông lắc đầu cười cất tiếng: "Tôi đâu có tham tiền mà chỉ tham cái chữ thôi. Nhưng chữ nghĩa chẳng ai đánh rơi bao giờ!...". Thầy Tàu ngẫm nghĩ một lúc rồi nói: "Nếu ông không thích vàng bạc thì để tôi đền ơn bằng chữ nghĩa vậy. Tôi cam đoan rằng con cháu ông sẽ học hành tấn tới, đỗ đạt cao". Nói rồi thầy Tàu tìm một mảnh đất gần đó bảo ông nội đem hài cốt của tổ tiên táng vào đó, và trồng bên cạnh mộ một cây hoa. Bao giờ thấy bên mộ cây hoa đơm hoa thì thắp hương khấn cầu khắc được".

Nghe lời thầy Tàu, ông bố Trạng nguyên làm y như lời thầy dặn. Vài năm sau vợ ông sinh được hai con trai, rồi ông qua đời. Hai anh em phải làm thuê làm mướn để lấy tiền đi học một thầy đồ nổi tiếng trong tổng. Một hôm người chị gái lấy chồng xã bên mang gạo tiền chu cấp thêm cho hai em thấy cả hai đứa đang mải mê gọt sáo diều bèn mách với thầy. Thầy đồ tức giận gọi vào cất tiếng;

- Hai trò học bài xong chưa mà đã đi chơi vậy?

Nguyễn Quốc Trinh thưa:

- Dạ, thưa thầy... anh em đâu có chơi mà ngồi ngẫm cho chữ nó chui xuống bụng ạ.

Thầy giận dữ:

- Ngươi chỉ giỏi biến báo, học mà tay không cầm sách...? Ta ra câu đối, nếu anh em ngươi không đối được thì ta sẽ phạt roi.

Ngẫm nghĩ một lúc, thầy chỉ vào người chị gái của Nguyễn Quốc Trinh vuốt râu cất tiếng:

- Bất học hiếu du, vi tỉ giáo. (Không học thích chơi, trái lời chị)

Nguyễn Quốc Trinh nhoẻn cười rồi lễ phép đối lại:

- Đăng khoa cấp đệ, trọng sư danh. (Đỗ khoa cấp đệ nổi danh thầy)

Thầy đồ tròn mắt nhìn Nguyễn Quốc Trinh:

- Xưa nay ta vẫn nghĩ con nhà nông phu đi học chỉ may ra lấy được cái bằng Tú tài cho oai với làng xóm nào ngờ người lại hay chữ như vậy. Nếu hai trò chăm chỉ ta tin rằng cả hai anh em đều sẽ đỗ cao. Thôi từ nay ta nuôi cho cả hai anh em ăn học và không phải đi làm thuê làm mướn nữa.

Từ đó hai anh em Nguyễn Quốc Trinh được thầy nuôi cho ăn học. Năm 1659 hai anh em cùng lên Kinh đô dự thi. Nguyễn Quốc Trinh đậu Trạng nguyên, còn em là Nguyễn Đình Trụ đậu tiến sĩ. Nguyễn Quốc Trinh là người rất có công với Chúa Trịnh Tạc.

Chuyện xưa không biết thực hư thế nào. Nhưng chuyện câu đối của Nguyễn Quốc Trinh là có thật. Học trò mà biết kính thầy được thầy yêu cũng là lẽ đương nhiên. Mong rằng, tình thầy trò như vậy sẽ được tái hiện lại trong cuộc sống hôm nay.

User avatar
Tóc Tiên
Bạn thâm giao
Bạn thâm giao
Posts: 1455
Joined: Wed Feb 04, 2015 4:57 am

Re: Trạng Nguyên Việt Nam Qua Các Thời Đại

Postby Tóc Tiên » Sun May 24, 2015 3:06 am



Trạng nguyên cuối cùng - Trịnh Huệ





Trịnh Huệ (Trịnh Tuệ ); (1703 - ?) Hiệu Cúc Tâm, đỗ Trạng nguyên (1736), làm quan đến Tế tửu Quốc tử giám ( thời Trịnh Doanh ). Dòng cháu chắt của Trịnh Kiểm, Trịnh Tùng. Đến thời Trịnh Huệ, gia tộc đã sa sút, nhưng ông không dựa dẫm ỷ thế cháu chúa, mà sớm mang ý chí tự lập tự cường, chăm lo sôi kinh nấu sử. Vốn lại thông minh, kinh sử chỉ xem qua một lần là thuộc.

Trịnh Huệ là vị trạng nguyên cuối cùng của chế độ khoa cử nước ta thời phong kiến. Ông quê ở xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá bây giờ. Sau Ông dời cư về Bất Quần, tức xã Quảng Thịnh, huyện Quảng Xương ngày nay. Trịnh Huệ hiệu là Tĩnh tâm Cư sĩ, sinh năm 1704, mất năm nào không rõ. Ông còn có tên là Tuệ, vì trùng tên với vợ chúa Trịnh Sâm là Đặng Thị Huệ, nên mới cải tên.

Theo Trịnh Vương Ngọc Phả thì ông là cháu đời thứ 4 của chúa Trịnh Tùng (1550 - 1623). Ông thuộc dòng của Thuần Nghĩa Công Trịnh Dương (con thứ 5 của Triết Vương) Trước khi đỗ trạng, Trịnh Huệ đỗ hương cống và đã vào làm việc trong phủ Tân Nhân, giữ chức Phó hình phiên. Gia đình ông đều có những người đỗ đạt. Anh ruột là Trịnh Côn và các con ông là Trịnh Đức, Trịnh Sa đều đỗ hương cống và làm quan dưới triều Lê Trịnh. Trịnh Huệ vốn thông minh, học giỏi. Nhưng khoa thi hội ông dự thi thì người họ Trịnh là Trịnh Diễn làm chủ khảo, đến khi thi đình lại xảy ra một sự thay đổi khác những khoa nhi trước, là các thí sinh, không vào sân rồng để vua Lê vấn thí, mà lại vào sân để chúa Trịnh Giang hỏi thi. Theo sử sách ghi chép, thì việc đổi thay nói trên là do Hoàng Công Phụ, viên quan trong triều được chúa yêu, lại chơi thân với ông Huệ, bầy đặt ra. Nên dư luận dị nghị cho rằng Trịnh Huệ không có tài, vì dòng dõi nhà Chúa nên mới được lấy đỗ trạng. Ông Huệ lấy làm bực tức nói với mọi người “Tôi đỗ nhất Tam khôi mà nói là do Vương phủ thiên vị thì còn gọi gì là văn chương nữa! Nay để khỏi nghi ngờ, trong triều ngoài nội ai có câu hỏi gì khó ở bất cứ sách vở nào về kinh sử, tả truyện, y nho, lý số thì đem đến tôi xin trả lời hết!”.
Nhiều người đến hỏi, đã được ông giải đáp. Riêng có một phụ nữ nêu ý kiến: “Chiếc đũa là vật thiêng không có chân, lúc thì gẫy, lúc thì mất. Vậy nó chạy đi đâu, ở trong kinh điển nào?”
Trịnh Huệ trả lời: “Không thấy ở Thanh Hóa có núi Chiếc Đũa đó sao? Nó không có chân mà chạy về gốc đấy!”
Mọi người đều bái phục ông thông minh và hiểu biết rộng. Quả ở Thanh Hóa, nơi cửa biển Thần Phù, (nay thuộc địa phận làng Văn Đức, xã Nga Phú, huyện Nga Sơn) có ngọn núi đứng một mình tên chữ là “Chích Trợ Sơn” gọi nôm là núi Chiếc Đũa, hình thù giống như chiếc cọc cắm giữa biển làm mốc cho thuyền bè qua lại. Thuở xưa núi Chiếc Đũa đã có tên trong sách vở. Một số vua chúa, danh nhân nước ta có thơ đề vịnh về ngọn núi này. Ví như Thiên Nam động chủ (Lê Thánh Tông) thế kỷ XV, Thượng Dương động chủ (Lê Hiến Tông) đầu thứ kỷ XVI, Nhật Nam nguyên chủ (Trịnh Sâm) thế kỷ XVIII.

Sau khi đỗ trạng nguyên, Trịnh Huệ nhanh chóng được phong Đông các đại học sĩ lên tới chức Tham tụng (Tể tướng). Nhưng chỉ được ít năm, đến đời chúa Trịnh Doanh, thì ông bị nghi ngờ theo đảng phản nghịch, cùng với Hoàng Công Phụ nên phải biếm chức, bị bắt giam, rồi được tha và giữ chức Thư chính Sơn Nam, Tế tửu Quốc Tử giám. Con đường công danh của ông cũng gập ghềnh, không phát huy được hết tài năng.

Trịnh Huệ là tác giả cuốn “Tam giáo”, người nhuận sắc và soạn văn một số bia hiện còn ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Bình… Đặc biệt ông cùng với bảng nhãn Hà Tông Huân (1697 - 1766) người cùng quê đã soạn văn bia: “Khánh nguyên kỳ bi ký” dựng năm Cảnh Hưng thứ 13 (1752) để ghi công tích đối với dân với nước của nhân vật có hiệu là Quy Triều hầu, khi mất được tặng phong là Đô đốc trụ quốc Thượng tướng quân, người huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Đây là tấm bia khá đặc biệt, vì soạn văn là Trịnh Huệ và Hà Tông Huân, hai người đứng nhất nhì bảng Tam khôi và đều giữ chức Tể tướng.
Vợ cả là Nguyễn Phu Nhân quê ở xã Đại Khánh, huyện Đông Sơn, sinh ra ông Trịnh Đức. Vợ thứ là Hoàng Phu Nhân, ở thôn Thọ Sơn, xã Bất Quần, huyện Quảng Xương, sinh ra ông Trịnh Quán (còn có tên là Trịnh Sa). Ông Trịnh Đức đỗ cử nhân, làm Tri phủ huyện Ứng Thiên sau làm lại Bộ Lang Trung (con cháu ở vùng Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội và thôn Nhữ Lâm, huyện Văn Giang, tỉnh Hải Hưng). Ông Trịnh Quán đậu cử nhân, làm Tri phủ Hà Trung. Rồi làm phó sứ Sơn Tây, phụng coi Trấn hữu Đội tước Hoan Thọ Hầu. Cuối đời, Trạng Nguyên Trịnh Huệ về mở trường dạy học ở chân núi Voi (thôn Thọ Sơn, xã Bất Quần). Khi mất con cháu lập miếu thờ ông. Cả vùng đến dâng hương ngưỡng mộ, cầu mong con cháu học giỏi như ông .Khi mất được phong Hữu thị lang.

Trịnh Huệ là vị Trạng Nguyên cuối cùng trong lịch sử khoa cử Việt Nam. Sau ông, không có ai danh hiệu Trạng Nguyên nữa.

Ông còn xưng là Trúc Lâm Cư sĩ. Trình bày quan niệm Tam giáo một nguồn, trong bài Tam giáo nhất nguyên thuyết, có đoạn ông viết:
“Nhà Nho có tam tài, nhà Phật có tam thế, nhà Đạo có tam thanh, cũng chẳng khác gì trời có mặt trời, trăng, sao, như vạc ba chân, quan hệ mật thiết với nhau và không tách rời nhau được. Nói cho rõ là lễ nhạc, hình, chính của nhà Nho dùng để ngăn ngừa lòng người khiến cho người ta xu hướng về điều thiện và cấm chỉ các điều ác, xa rời cái xấu và tăng thêm cái đẹp, hiển nhiên là như vậy. Thanh tĩnh, từ bi của nhà Phật, trừ bỏ nghiệp chướng cứu người độ vật, cùng đi đến chỗ giác ngộ, thì đó lại là uyên vi trong uyên vi. Nhà Nho chủ trương chỉnh đốn luân thường, duy trì giáo hóa, làm cho người ta đổi thói bạc làm thói hậu, bỏ điều bạo chăm điều nhân. Đó là công việc rõ ràng. Nhà Đạo chủ trương rửa sạch lụy trần, từ bỏ tham dục, vượt cõi phàm vào cõi thánh, cùng chung duyên lành thì đó lại là huyền diệu trong huyền diệu. Sách Đại học nói ‘Sáng tỏ đức mình, làm mới đức dân, dừng ở chỗ chí thiện.’ Kinh Phật nói ‘Bát nhã ba la mật’, nói ‘Bồ đề tát đóa’, nói ‘Ma ha tát’. Về ý nghĩa, hai đằng có trái ngược nhau đâu … Cho nên Tam giáo vẫn là một môn, ba dòng vẫn là một lý, vốn không phải như nước lửa, đen trắng, ngọt đắng có tính chất chống lại nhau … Thế mới biết Nho tức là Thích mà Thích tức là Nho. Đạo cũng là Nho mà Nho cũng là Đạo.”

Cuối bài, Trịnh Tuệ kết luận:
Ai hay Tam giáo bất đồng,
Thích Ca, Lão Tử cùng dòng Nho Gia.


Theo lời kể của cụ Trịnh Xuân Cạy (nay đã 76 tuổi) là hậu duệ thuộc dòng trực hệ của Trạng Nguyên, đang ở trên nền móng cũ của Từ đường, cho biết: Miếu thờ quay về núi Voi, cung giữa có bức bia đá đại tự đề Trạng Nguyên Từ dưới là ban thờ, tay ngai, bài vị, bát hương, tam sơn, câu đối, hạc thờ... lợp ngói mũi hài rộng bản. Bên ngoài có lưỡng nghi, tam quan, xung quanh có nhiều cây cổ thụ. Thời gian biến cải tang điền, mối mọt hư nát, mất mát hết cả. Đến giờ chứng tích còn lại là biển đá Trạng Nguyên Từ, bát hương, bộ Tam Sơn, vỏ ống quyển đựng sắc phong xưa. Trên nền hoang tàn đổ nát, duy nhất còn cây thị cổ thụ rợp bóng tươi xanh kiên gan với thời gian.

User avatar
Tóc Tiên
Bạn thâm giao
Bạn thâm giao
Posts: 1455
Joined: Wed Feb 04, 2015 4:57 am

Re: Trạng Nguyên Việt Nam Qua Các Thời Đại

Postby Tóc Tiên » Sun May 24, 2015 3:07 am




Ai là hình mẫu thật của Trạng Lợn




Chuyện về Trạng Lợn trong dân gian có thể nói là phong phú và rất hài hước. Tuy vậy, có hay không một Trạng Lợn trong lịch sử, hoặc truyện Trạng Lợn được sáng tác dựa trên hình mẫu nhân vật nào là điều còn ít người biết tới.

Xuất thân khác lạ

Trạng Lợn trong dân gian có xuất thân đậm nét thần thoại. Người ta bảo Trạng sinh ra ở làng Dừa thuộc tỉnh Hà Nam. Bố Trạng là ông Lương, làm nghề bán thịt lợn. Do tình cờ, ông Lương gặp được thày địa lý Tả Ao và đã đối đãi rất tử tế nên Tả Ao muốn đáp ơn mới chỉ cho một huyệt đất phát Trạng nguyên. Một thời gian sau khi Tả Ao đặt lại ngôi mộ của thân phụ ông Lương vào huyệt đất đã chọn thì gia đình ông Lương làm ăn dần thịnh vượng. Gần một năm sau thì vợ ông thụ thai và sinh ra được một đứa con trai rất thông minh. Đứa trẻ này sau đó lớn lên trở thành Trạng Lợn.



Trong một giai thoại khác, vẫn là gia đình ông Lương người họ Dương ở làng Dừa thuộc tỉnh Hà Nam nhưng lại nêu ra một cốt truyện khác. Người ta lại kể: có lần ông Lương đi chợ qua 1 cái gò và nghe có tiếng trẻ con bảo “Thày đi chợ mua quà cho con”. Nhìn quanh không thấy ai cả, ông Lương tưởng là mình nghe nhầm nhưng đến khi về qua đấy lại có tiếng nói: “Con đã dặn mà thầy không mua quà cho con”. Ông Lương mới nói rằng: “Có phải thế thật thì để mai thầy mua cho”.

Rồi từ hôm sau ông cứ đều đặn mua quà cho đứa trẻ. Quan sát thấy nó nhận quà xong đi đến cái gò đất thì biến mất, ông cho là thần đồng trong gò hiện ra nhưng để bụng không nói với ai. Được chừng 3 tháng thì ông bảo đứa trẻ: “Con có muốn ăn quà thì về nhà thầy chứ ở đây thì thầy chẳng lấy đâu ra mà cho mãi được”. Đứa trẻ nghĩ một hồi rồi đồng ý. Ông Lương lại hỏi: “Con ở với thầy bao lâu?”, đứa trẻ đáp: “Thầy cho con bao nhiêu lần quà thì con ở với thầy bằng ấy năm”. Từ hôm sau ông Lương không gặp đứa bé nữa, nhưng mươi hôm sau nó lại xuất hiện và theo ông về nhà. Hai người về đến nhà thì vợ ông đang sắp sinh, nhìn lại thì không thấy đứa bé đâu nữa. Ông Lương đặt tên con trai là Chung Nhi.

Một chuỗi may mắn bất ngờ

Khi Chung Nhi được 4, 5 tuổi, có hôm hai cha con gặp một ông Trạng về vinh quy bái tổ, cậu hỏi cha: “Ông kia là ai mà đội mũ đẹp thế?”, cha bảo: “Đấy là ông Trạng”. Thích chí, Chung Nhi bảo: “Lớn lên con cũng làm ông Trạng”. Rồi từ đó gặp ai Chung Nhi cũng tự xưng là Trạng. Dần dần người xung quanh cũng quen và vì nhà làm nghề thịt lợn nên người ta gọi cậu Trạng Lợn.

Không chỉ dừng lại ở chỗ tự xưng, Trạng Lợn đã trở thành Trạng nguyên được vua phong hẳn hoi. Dân gian đã khéo thêm thắt những chuyện ly kỳ để hành trình đạt được ngôi vị Trạng nguyên của Trạng Lợn rất thú vị. Khi đã thành niên thì cha mất, Trạng Lợn chỉ chơi bời lêu lổng, bị mẹ mắng thì lại bảo sau này con sẽ làm quan Trạng cho mẹ xem. Thấy mẹ không tin, Trạng quyết chí xin đi thi. Khi đi ngang qua trang trại của Bùi tướng công là một vị quan về hưu, Trạng gặp một cô gái xinh đẹp đứng trong vườn nên lân la ở đấy.

Bùi tướng công đang ngủ mơ thấy có thần nhân bảo dậy ngay ra cổng đón quan trạng. Tướng công ra thì thấy có 1 anh học trò đang đứng đó thật bèn mời vào nhà chơi. Để thử tài, Bùi công mới mời Chung Nhi ngâm vịnh. Chẳng nghĩ lâu, chàng đọc luôn 2 bài thơ mà trên đường đi đã nghe lỏm được của 2 anh chàng cũng lều chõng lên kinh. Nghe thơ, Bùi công cho là có tài năng mới có lòng muốn nhận làm rể nhưng Trạng bảo đợi đỗ Trạng nguyên rồi mới tính chuyện gia thất khiến Bùi công càng khâm phục. Cơm rượu xong xuôi, Trạng được xếp về phòng ngủ, thấy trên tường có mấy chữ “Bát đao phân mễ phấn”. Trạng chỉ đọc được chữ Phấn, đoán đấy là tên tiểu thư nên cũng tiện bút viết đại vào bên cạnh chữ Chung tên mình.

Ngờ đâu đây là câu đối của Phấn tiểu thư đưa ra, nếu ai đối được thì nàng sẽ ưng làm vợ. Thấy Trạng viết chữ Chung, tiểu thư nghĩ thành câu “Thiên lý trọng kim chung” đối với câu “Bát đao phân mễ phấn” rất chỉnh cho nên đã ưng ý Trạng Lợn. Thế là một chữ viết đại mà lấy được tiểu thư lá ngọc cành vàng của Bùi tướng công.


Rời nhà Bùi tướng công sau khi đã đính ước với tiểu thư Phấn, Trạng bị lạc đường vào một ngôi miếu hoang. Tại đây, Trạng gặp 1 ông lão nói cho biết rằng năm nay khoa thi sẽ hoãn và dạy Trạng cách xem bói để lên kinh kiếm sống đồng thời dặn mùa xuân sang năm ra cổng phía đông kinh thành ngồi, hễ thấy có ai nhảy từ trên thành xuống thì cõng lấy chạy đi.

Y lời ông lão, Trạng lên kinh hành nghề bói toán, cũng lại may mắn nên lần nào cũng nói linh tinh mà vẫn trúng. Đến mùa xuân năm sau, Trạng ra cổng thành phía đông ngồi. Một đêm bỗng thấy có người ngã. Trạng chạy lại cõng thì quân lính đuổi tới nhưng Trạng đã nhanh chân cõng người kia chạy về trốn ở chùa Thầy. Người được cứu chính là Lê Thánh Tông sau này. Do Lê Nghi Dân cướp ngôi, giết hại trung thần nên hoàng tử Lê Tư Thành bị quân lính truy đuổi. Ít lâu sau Nghi Dân bị phế, triều đình hoàng tử Tư Thành về cung lên ngôi vua.

Để trả ơn cứu mạng, vua sẵn lòng ban bạc vàng nhưng cho gì Trạng cũng không lấy, chỉ xin vua phong là Trạng Nguyên. Triều đình can ngăn vì Trạng Nguyên là người phải thi đỗ mới được còn có công thì thưởng bạc vàng là được. Tuy vậy vua Thánh Tông vẫn đồng ý phong Trạng. Một hôm nhà Vua về chùa Thầy để lễ tạ và ban cho các vị sư trụ trì rất nhiều vàng bạc để tu bổ lại chùa. Đến khi sửa đến gác chuông, nhà vua đọc "Thiên lý trọng kim chung" rồi hỏi bách quan có ai đối được không. Tất cả đều đứng ngây như phỗng. Nhớ lại câu đối ở nhà Bùi công, Trạng Lợn đọc ngay “Bát đao phân mễ phấn”. Vua khen hay và cho là phong Trạng Nguyên cũng không quá bèn ban cho cái biển “Chân Trạng Nguyên” để về quê vinh quy bái tổ. Thế là 1 câu đối mà vừa được làm Trạng vừa được vợ.

Sau khi đã được là Trạng nguyên, truyện về Trạng Lợn vẫn còn nhiều giai thoại khác. Nào là đi sứ sang Trung Quốc và đối đáp bên ấy, nào là phân biệt đầu gốc đầu ngọn trong cây gỗ mà sứ giả Trung Quốc mang sang đố… Từ đầu đến cuối truyện Trạng Lợn đều làm nổi bật lên một nhân vật không biết gì nhưng lần nào cũng may mắn thành công. Trong khi đó, theo chính sử, ở Bắc Ninh có một người thi đỗ Trạng Nguyên đàng hoàng và cũng được gọi là Trạng Lợn. Vậy hai người là một hay khác nhau? Trạng Lợn ở Bắc Ninh và Trạng Lợn ở Hà Nam liệu có liên quan?


Return to “Lịch sử & văn hóa VN”

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 1 guest