Những tổ nghề của Việt Nam

User avatar
Tóc Tiên
Bạn thâm giao
Bạn thâm giao
Posts: 1455
Joined: Wed Feb 04, 2015 4:57 am

Những tổ nghề của Việt Nam

Postby Tóc Tiên » Sun Jun 07, 2015 2:57 am



Những tổ nghề của Việt Nam



Những nghề phổ thông được phát triển từ xa xưa thường có thờ tổ (hoặc ở hình thức đơn giản là cúng bái định kỳ) hẳn hoi. Tổ nghiệp là người sáng lập và phát triển ngành nghề. Thờ, cúng tổ và giữ gìn qui tắt nghề là tỏ lòng biết ơn tổ nghiệp vừa có cơ may tổ giúp phát triển tay nghề tốt hơn. Thờ tổ nghề là một truyền thống tốt đẹp, thể hiện sự biết ơn những vị sáng lập, mở mang tri thức ngành nghề cho nhân dân, di dưỡng đạo lý "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây"...

Khi gặp nhiều may mắn và phát huy nghề nghiệp, gặt hái nhiều thành công từ nghề, người ta vui mừng vì đã được tổ đãi, tổ độ. Lỡ không may, gặp trục trặc, sản phẩm bị lỗi mặc dù có cố gắng, có chú ý hết sức hoặc đối với người làm nghề chuyện ấy dễ như chơi mà vẫn vướn phải lỗi chính là đã bị tổ trác. Cao hơn, mặc dù có tay nghề nhưng hoàn toàn không thể phát huy được nữa, luôn bị trục trặc không thể hoàn thành công việc (gặp sự cố lớn, có khi đau yếu) ấy chính là đã bị tổ phạt.

Mỗi ngành nghề có những quy định riêng của tổ. một số qui định mang yếu tố tâm linh khó giải thích còn một số khác khi xét về mặt khoa học thì xem ra cũng có phần hợp lý.

Một số tổ nghề và huyền thoại :

1. Nghề hát:

Thường mỗi đoàn hát, phía sau sân khấu, dù đi đến đâu diễn cũng lập một bàn thờ tổ. Nghệ sỹ trước khi lên sàn diễn đều thắp nhang thành kính cầu mong tổ đãi. Có nhiều truyền thuyết về Ông tổ nghề này chính vì bản thân làng nghề này chia ra nhiều loại hình riêng biệt và có loại hình cần sân khấu, loại hình không .v.v… Điển hình như: hát chèo, hát bộ, cải lương, hát sẩm, kịch và phát triển giai đoạn này nhất là các show biễu diễn thời trang – nói biễu diễn “người đẹp” chắc cũng hông sai (!).

Truyền thuyết được biết nhiều nhất là: có một nhà vua không có con nên làm lễ cầu xin Trời Phật ban phúc. Mỗi khi làm lễ, có một người giả làm thần vừa múa hát vừa bay lên trời dâng sớ. Thế là hoàng hậu sinh hạ hai vị hoàng tử. Để tạ ơn trời, hằng năm vua đều cho diễn lại lễ ấy, có con hát đàn ca vui vẻ, có người đóng vai thần linh, và coi như một tiết mục biểu diễn trong cung.

Hai vị hoàng tử lớn lên rất mê ca hát, suốt ngày quanh quẩn bên bội đình. Một hôm, mọi người tìm mãi không thấy hai hoàng tử đâu, hóa ra họ lén vua cha vào trong buồng hát mà xem, đến nỗi quên ăn quên ngủ, rồi kiệt sức, ôm nhau chết tự lúc nào. Từ đó, nghệ sĩ thường thấy hai hoàng tử hiện về xem hát, bèn lập bàn thờ phụng, gọi là tổ. Cho nên, trong đoàn hát có một trang thờ bằng gỗ sơn đỏ, đặt hai cốt gỗ nhỏ xíu như con búp bê tượng trưng cho nhị vị hoàng tử. Mỗi khi có lớp diễn sinh con, nghệ sĩ hay đến bàn thờ thỉnh một vị ra làm hài nhi. Hoàng tử trẻ tuổi, ham vui, chắc chắn sẽ không phật lòng, mà còn thích diễn là đằng khác. Cũng có truyền thuyết nói rằng tổ sân khấu vốn xuất thân từ ăn mày, bởi nghề hát sống nhờ vào đồng tiền của khán giả gom lại, có khác chi ăn mày khán giả. Cho nên nghệ sĩ làm từ thiện ở đâu thì làm chứ không dám bố thí cho người ăn xin, vì như thế là phạm thượng với tổ.

Về ông tổ của nghề hát xẩm, truyền thuyết cho rằng là Hoàng tử Trần quốc Đỉnh con của vua Trần Thánh Tông đã bị em trai đâm mù mắt khi đang ở trong rừng sâu, với mưu kế vị. Ông lang thang đây đó, chế tạo nhạc cụ, hát ca kể lể tâm tình. Tài nghệ sỹ đến tai vua, vua cho vời diện kiến và phát hiện ra đứa con trai bị hại…

Ngày 12.8 âm lịch được chọn là Ngày sân khấu Việt Nam, đó cũng chính là ngày giỗ tổ sân khấu hằng năm mà giới làm nghề phía Nam đều tổ chức trang trọng.

2. Tổ nghề thêu:

- Ông tổ nghề thêu tên là LÊ CÔNG HÀNH .

Lễ tế tổ sư nghề thêu của các thành viên trong phố Cẩm Tú - Huế được tổ chức vào ngày 22 tháng giêng âm lịch hàng năm để tưởng niệm ngài Lê Công Hành - ông tổ nghề thêu.

Lê Công Hành nổi tiếng thông minh từ lúc còn nhỏ, đỗ tiến sĩ vào thời vua Lê Chân Tông. Năm 1646, Lê Công Hành được cử đi sứ Trung Quốc. Do phật ý vua quan Trung Quốc, họ nhốt ông trên một lầu cao, rút thang đi, không cho ai lai vãng, cũng không cho ông ăn uống. Trên lầu có pho tượng Phật, ông nhanh trí bẻ tượng ra ăn nên suốt mấy ngày không bị đói. Trên lầu cao ông tỉ mỉ lấy tấm nghi môn xuống tháo ra rồi đan lại. Ông cẩn thận xem và nhớ kỹ cách thêu thùa. Sau đó ông quan sát mấy chiếc lọng thờ, cũng tháo ra chắp vào, xem xét vải sơn vải lợp, cùng cách lắp cán, lắp chân. Nhờ vậy ông hiểu được cách làm lọng, kỹ thuật thêu của Trung Quốc.

Mãi không thấy họ cho ra khỏi lầu, ông có sáng kiến lấy hai chiếc lọng kẹp chặt hai bên hông, nhảy ra ngoài xuống đất an toàn. Triều đình Minh đành phải cho ông về nước. Lê Công Hành đã đem kinh nghiệm thu lượm được về thêu lọng dạy cho dân làng Quất Động và sau đó ở nhiều làng khác. Dân các làng thêu ở Hà Nội hành nghề, lập các phường phố, tôn ông làm tổ sư ngành thêu. Có đình chợ thêu tên chữ là Tú Đình Thị, nay còn ở phố Yên Thái, Hà Nội. Ngày 12-6 âm lịch được lấy làm ngày giỗ tổ nghề thêu ở Việt Nam.

3. Tổ nghề may:

Nguyễn Thị Sen là thứ phi của vua Đinh Tiên Hoàng trong lịch sử Việt Nam, Bà được coi là bà tổ nghề may. Bà quê quán ở làng Trạch Xá, xã Hòa Lâm huyện Ứng Hòa, Hà Nôi

Theo thần tích đền thờ tổ nghề ở Trạch Xá, Bà tổ của nghề may là Nguyễn Thị Sen, một người con gái xinh đẹp, đảm đang của làng Trạch Xá. Tục truyền rằng, Nguyễn Thị Sen là tứ phi của Vua Đinh Tiên Hoàng, kết duyên cùng đức Vua khi ông về đây chiêu mộ hào kiệt. Về Kinh đô Hoa Lư, Nguyễn Thị Sen được phong là tứ phi. Với sự khéo léo và sáng tạo, bà đã giúp các cung nữ phát triển, sáng tạo được nghề may trong cung vua. Sau khi Vua Đinh Tiên Hoàng mất, bà đã từ giã hoàng cung cùng với con trở về quê hương truyền dạy nghề cho nhân dân trong làng. Khi mất bà được lập đền thờ và tôn làm bà tổ nghề áo dài truyền thống.

Lễ cúng tổ nghề may vào ngày 12 thang chạp hàng năm.

4.Ông tổ nghề mộc:

Vào ngày 20 tháng 12 âm lịch hàng năm, những người làm nghề mộc đều dâng nén hương tưởng nhớ ông tổ của nghề là Nguyễn Công Nghệ.

Chàng trai trẻ 18 tuổi có tay nghề làm mộc nổi tiếng ở xứ bắc. Chúa Trịnh mời vào cung và giao nhiệm vụ tạo chiếc ngai vàng sao cho xứng tầm. Nhưng khi hoàn thành chàng trai đã bị giam vào ngục tối vì đã nằm vắt vẻo lên ngai ngủ một cách ngon lành.

Sau khi chúa băng hà bà Chúa lên nắm quyền, khi thấy ngai vàng khá đẹp liền cho thả nhưng với lệnh rằng: "Ngươi phải tạo ra một bức tượng Phật bà bằng chính cái tâm con người, Phật bà phải nhìn được trăm nẻo khổ đau hay gian ác trên thế gian để cứu giúp những khổ đau đó hay trừng trị những kẻ ác trên thế gian". Khi nghe bà Chúa phán như vậy, chàng trai lấy làm khó hiểu và trả lời bà rằng: "Thưa, tất cả những vật hạ thần nhìn thấy được thì sẽ chạm trổ được nhưng hạ thần không thể chạm đúng theo ý muốn của bà Chúa vì hạ thần không thể thấy được". Nghe tới đây, bà Chúa tức giận và phán: "Ngươi không làm được thì ta sẽ bắt ngươi phải làm cho bằng được".

Tiếp tục bị giam cầm khắc nghiệt hơn Xung quanh căn nhà giam là hàng trăm vị Tăng đọc kinh gõ mõ suốt ngày đêm và tới mỗi bữa ăn là món cơm chay của nhà chùa. Đây quả thật là một điều khủng khiếp đối với một chàng trai trẻ. Sau thời gian chàng bị mắt mờ, tai ù…chàng trai cảm thấy không thể chịu nổi nữa và suy nghĩ: nếu không làm cho nhanh thì sẽ không thể thoát khỏi sự tù hãm này. Thế là, căn nhà với hàng trăm ngọn nến thắp suốt ngày đêm cùng những khối gỗ được chuyển vào liên tục, chàng trai làm miệt mài không biết mệt mỏi. Ba năm sau, vào một ngày bà Chúa đi kiểm tra công việc của chàng trai. Khi tới gần ngôi nhà mọi người nhìn thấy một luồng sáng phát ra từ bên trong. Bức tượng từ tâm đã hoàn thành. Khi nhìn thấy bức tượng Phật bà với một đầu bốn mặt nghìn tay và trên mỗi bàn tay là một con mắt, mọi người thực sự sửng sốt. Song, không dễ gì người ta dễ dàng nhận rõ ý nghĩa tâm linh bức tượng. Bà Chúa đã tức giận cho tìm lại tác giả khắc tượng để được câu giải thích thỏa đáng. Nhưng vì mắt mờ sau nhiều năm giam cầm ông đã bị rơi xuống dòng suối, cuốn trôi….

Sau này, mọi người cũng dần hiểu được ý nghĩa thực sự cũng như cái tâm của ông tổ Nghệ đặt vào bức tượng đó. Cũng từ đó mà cái tên Nguyễn Công Nghệ đã đi vào lịch sử của nghề mộc và ông cũng chính là ông tổ của nghề mà mọi người ai ai cũng kính trọng và luôn tưởng nhớ.

5 . và kỳ lạ tại sao gái bán hoa và ăn trộm cũng có tổ nghề:

Nói đến tổ nghề của gái lầu xanh ta nhớ ra trong Kim Vân Kiều đọan Mã giám Sinh đưa Kiều về giao cho Tú bà, Tú bà bắt Kiều quỳ lại tổ, những câu thơ sau của Đại thi hào Nguyễn Du đã giải thích rõ hoạt động cúng tổ của những gái bán hoa:

Giữa thì hương án hẳn hoi,
Trên treo một tượng trắng đôi lông mày.
Lầu xanh quen thói xưa nay,
Nghề này thì lấy ông này tiên sư.
Hương hoa hôm sớm phụng thờ.
Cô nào xấu vía, có thưa mối hàng.
Cởi xiêm trút áo sỗ sàng;
Trước thần sẽ nguyện mảnh hương lầm rầm.
Đổi hoa lót xuống chiếu nằm,
Bướm ong bay lại ầm ầm tứ vi.

Thần lông mày trắng (thần bạch mi) là ông thần mà các nhà chứa thờ để ông phù hộ cho được đông khách. Bạch Mi cũng là tổ của nghề ăn trộm. Tích này có xuất sứ từ Trung Hoa

Chuyện rằng Linh Luân (một trong bát tiên) là người chế ra nhạc luật, nhạc lý. Linh Luân căn cứ vào tiếng chim kêu định ra 12 luật nhạc và đúc 12 chiếc chuông hòa với ngũ âm để dạy cho các kỹ nữ chơi nhạc, trở thành tổ nghề ca kỹ. Kỹ nữ dần dà bị "đồng tiền hóa" trở thành gái mại dâm ngày nay. Linh Luân là Bạch Mi Thần tức Hồng Nhai Tiên Sinh. Đến thời "Phản Thanh phục Minh", thành viên các "hội kín" được huấn luyện 5 kỹ năng tình báo gồm: hành thích (ám sát), hành tẩu (bỏ chạy), hành ẩn (ẩn trốn), hành quy (hóa thân) và hành phục (nhập vai) theo từng đẳng cấp. Căn cứ vào đẳng cấp, họ được phân vào vai ăn mày, thích khách, kỹ nữ để làm "tình báo" lấy thông tin.

Có thuyết còn cho rằng, các lực lượng phản Thanh phục Minh lấy các lầu xanh làm trạm giao liên. Để phân biệt với các lầu xanh bình thường, họ thờ Bạch Mi Lão Thần để làm ám hiệu. Công cuộc phản Thanh phục Minh thoái trào, nhân sự Thiên Địa Hội tỏa khắp các nơi, bị mất gốc và chuyển hóa thành... tệ nạn xã hội.

Tăng Quốc Hùng tổng hợp

Return to “Lịch sử & văn hóa VN”

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 1 guest