Thiền công án

User avatar
Tóc Tiên
Bạn thâm giao
Bạn thâm giao
Posts: 1455
Joined: Wed Feb 04, 2015 4:57 am

Thiền công án

Postby Tóc Tiên » Sun Apr 26, 2015 3:22 am



Một được một mất




Công án:

Pháp Nhãn dùng tay chỉ bức rèm, thời có hai vị Tăng cùng đi cuốn rèm.

Nhãn bảo:

Một được một mất.


LỜI BÀN:

Cùng hai người cuốn rèm, tại sao lại một được một mất? Ý là ở chổ đó. Tuy nhiên, nếu bảo cả hai được hết thì cũng không được, mà bảo cả hai mất thì cũng không được. Đó chính là chỗ ngoắt ngoéo của câu đáp. Ai hiểu được thì cùng chung với Pháp Nhãn một mắt, còn không thì chịu mù suốt đời.


LỜI TỤNG:

Tâm có Phật liền có,

Tâm không Phật liền không

Giết một để một mất,

Thà một để một còn.


ĐẠI-LÃN

User avatar
Tóc Tiên
Bạn thâm giao
Bạn thâm giao
Posts: 1455
Joined: Wed Feb 04, 2015 4:57 am

Re: Thiền công án

Postby Tóc Tiên » Sun Apr 26, 2015 3:25 am




Cái mệt của Mã Đại Sư




Công án:

Tăng hỏi Mã Đại Sư:

- Ly tứ cú, tuyệt bách phi. Xin sư chỉ ngay ý Tây lai cho con.

Mã Đại Sư bảo:

- Hôm nay ta mệt không thể vì ngươi nói được, nên đi hỏi Trí Tạng.

Trí Tạng bảo:

- Sao không đi hỏi Hòa Thượng?

Tăng đáp:

- Hòa thượng dạy đi hỏi.

Trí Tạng bảo:

- Hôm nay ta bị đau đầu, không thể vì ngươi nói được, nên đi hỏi Hải Huynh.

Tăng hỏi Hải Huynh.

Hải Huynh bảo:

- Ta không biết.

Tăng thưa lại Mã Đại Sư.

Mã Sư bảo:

- Tạng đầu trắng, Hải đầu đen.

LỜI BÀN:


Dưới trướng Mã Đại Sư, cũng có lắm kẻ căn cơ sắc bén như gươm, nhứt cử nhứt động không qua đôi mắt họ. Tuy nhiên cũng có lắm kẻ “ù ù cạc cạc” như vị Tăng này. Ba lần đi hỏi đều bị từ chối, nhưng tại sao không tự hiểu tự ngộ, mà còn đi hỏi tới hỏi lui? Tại sao lúc ấy Mã Đại Sư không cho ông ta ba đạp, để ông ta hiểu thế nào là ý Tây lai, lại còn đi cà kê dê ngỗng với ông ta làm gì cho mệt xác. Ở đây, thử hỏi Tạng đầu trắng, Hải đầu đen có ý gì?

LỜI TỤNG:

Rõ ràng lưỡi kiếm đã trình tâu,

Có nhận hay không cũng rơi đầu.

Một kiếp phong lưu lìa phân biệt,

Thảnh thơi ý Tổ trắng đen đầu.


ĐẠI-LÃN

User avatar
Tóc Tiên
Bạn thâm giao
Bạn thâm giao
Posts: 1455
Joined: Wed Feb 04, 2015 4:57 am

Re: Thiền công án

Postby Tóc Tiên » Sun Apr 26, 2015 3:26 am



Con đường vào ngắn nhất




Công án:

Có nguời hỏi Văn Ích:

- Muốn cầu tri kiến Phật, con đường nào ngắn nhất?

Văn Ích bảo:

- Không qua đây.



LỜI BÀN:

Không biết muốn cầu tri kiến Phật, nhưng tri kiến Phật ở chỗ nào mà cầu con đường ngắn nhất? Đã không biết thì con đường ngắn nhất cũng không; còn biết rồi, thì cũng không có con đường ngắn nhất, vì không qua khỏi đây. Vậy, Đây là gì ?



LỜI TỤNG:

Tri kiến Phật ở đây!

Mà bày trò tìm kiếm.

Tự mình là con đường,

Việc gì phải tìm ngoài.

Nếu không hiểu nghĩa này,

Ắt vào địa ngục sớm.

ĐẠI-LÃN

User avatar
Tóc Tiên
Bạn thâm giao
Bạn thâm giao
Posts: 1455
Joined: Wed Feb 04, 2015 4:57 am

Re: Thiền công án

Postby Tóc Tiên » Sun Apr 26, 2015 3:27 am



Mê gặp Đạt Ma




Công án:

Vân Môn dạy Chúng rằng:

- Nghe ít thời ngộ sâu, nghe nhiều thời chẳng ngộ.

Vân Môn tự đáp:

- Mê gặp Đạt Ma.


LỜI BÀN:

Đường đường là một đại Tông sư, mà dưới trướng không một con ngựa hay, đành để Tông Môn hiu quạnh. Muốn góp vui cùng thiên hạ, không cách nào khác hơn là bày ra trò tự hỏi tự đáp. Tuy nhiên, thử hỏi câu trả lời của Vân Môn, có hợp với quan niệm người xưa hay không? Người xưa bảo, hỏi tức là trả lời. Nhưng ở đây, tại sao câu hỏi của Vân Môn vừa đáp ra, lại trở thành một câu hỏi hóc búa khác? Ý là ở chỗ đó. Hãy trả lời nhanh lên!


LỜI TỤNG:

Võ Đế đa văn thành chướng ngại,

Mất rồi Đạt Mạ ý Tây lai.

Cho dù Năng nọ không một chữ,

Cũng được truyền thừa ý Hoàng Mai.

Tuy nhiên như thế chưa là phải,

Mê – Ngộ hai đường can hệ chi.

ĐẠI-LÃN

User avatar
Tóc Tiên
Bạn thâm giao
Bạn thâm giao
Posts: 1455
Joined: Wed Feb 04, 2015 4:57 am

Re: Thiền công án

Postby Tóc Tiên » Mon May 04, 2015 1:23 am

Một được một mất


Công án:

Pháp Nhãn dùng tay chỉ bức rèm, thời có hai vị Tăng cùng đi cuốn rèm.

Nhãn bảo:

Một được một mất.


LỜI BÀN:

Cùng hai người cuốn rèm, tại sao lại một được một mất? Ý là ở chổ đó. Tuy nhiên, nếu bảo cả hai được hết thì cũng không được, mà bảo cả hai mất thì cũng không được. Đó chính là chỗ ngoắt ngoéo của câu đáp. Ai hiểu được thì cùng chung với Pháp Nhãn một mắt, còn không thì chịu mù suốt đời.


LỜI TỤNG:

Tâm có Phật liền có,

Tâm không Phật liền không

Giết một để một mất,

Thà một để một còn.


ĐẠI-LÃN

User avatar
Tóc Tiên
Bạn thâm giao
Bạn thâm giao
Posts: 1455
Joined: Wed Feb 04, 2015 4:57 am

Re: Thiền công án

Postby Tóc Tiên » Mon May 04, 2015 1:24 am


Sao nước chưa đầy



Công án:

Dược Sơn hỏi Tăng:

- Nơi nào lại ?

Tăng đáp:

- Hồ Nam.

Sơn hỏi:

- Nước hồ Động Đình đầy chưa?

Tăng đáp:

- Chưa.

Sơn bảo:

- Mưa nhiều sao nước chưa đầy?


LỜI BÀN:

Hỏi đáp càng hóc búa chừng nào thì sẽ tạo cho người hỏi một cú “sốc” nặng ký chừng ấy. Trường hợp nếu thấu được thì thấu ngay lập tức, còn không thì mù mịt suốt cả một đời. Ngược lại những câu đáp tỏ ra đơn giản chừng nào, mới nghe qua như rõ ràng minh bạch, nhưng thật ra chính câu hỏi đáp như vậy, mới thật là điên đầu, chúng không đơn giản như ta tưởng. Vì chúng không có đủ sức mạnh để tạo phản cơ mê cho người hỏi hoặc đáp, cho nên khó mà nhận được. Trường hợp này rơi vào công án mà ta đang bàn đến.

Từ trên xuống dưới, hỏi đáp rất bình thường đơn giản, hợp tình lý. Ở đây, nếu khởi lên tâm phân biệt, thì chuyện đầy vơi trở thành rắc rối trong câu hỏi đáp, và vì thế con người trở thành nạn nhân bị các pháp trói buộc. Nhưng thực ra các pháp không có rắc rối và phức tạp. Thử hỏi, vì sao nước không đầy? Chúng có ý gì?


LỜI TỤNG:

Trên đá sao không hoa,

Đất bằng sao không sóng?

Sáng nay hoa hồng nở,

Chúng đâu có lời nào.

Ai biết duyên tan hợp,

Ai biết duyên đầy vơi;

Tâm vật liền dung hợp,

Thảnh thơi suốt một đời.

ĐẠI-LÃN

User avatar
Tóc Tiên
Bạn thâm giao
Bạn thâm giao
Posts: 1455
Joined: Wed Feb 04, 2015 4:57 am

Re: Thiền công án

Postby Tóc Tiên » Mon May 04, 2015 1:25 am



Phàm thánh đều quên



Image




Thiền Sư Nam Tháp Quang Dũng ban đầu tham học với Ngưỡng Sơn. Ngưỡng Sơn hỏi:

- Ông đến đây làm gì?

Quang Dũng đáp:

- Con đến để ra mắt Thiền Sư.

- Thấy Thiền Sư chăng?

- Thấy.

- Thiền Sư sao giống như lừa?

- Con thấy Thiền Sư cũng không giống Phật.

- Nếu không giống Phật, giống cái gì?

- Nếu có chỗ giống, đâu khác với lừa?

Ngưỡng Sơn vô cùng ngạc nhiên, hỏi:

- Phàm thánh đều quên, tình sạch thể hiện bày. Trong hai mươi năm nay ta không thấy ai hơn ông, ông hãy khéo gìn giữ.

Sau việc ấy, mỗi khi thấy Người đến, Ngưỡng Sơn thường tán thán:

- Quang Dũng là nhục thân Phật.


Lời bình:

Công án này có hàm ý gì? Thí như có người hỏi con người giống cái gì? Đó là vấn đề rất khó trả lời. Vì giả sử có chỗ giống thì có chỗ không giống. Nếu đáp người giống quỷ, trong quỷ cũng có người. Nếu nói quỷ giống người, trong người cũng có quỷ. Kinh Kim Cang nói: “Phàm cái gì có tướng đều là giả dối. Nếu thấy các tướng mà không chấp tướng, đó là thấy Phật”.

Hư không giống cái gì? Hư không không có tướng, còn tất cả đều có tướng, chính vì hư không không có tướng mới bao trùm muôn vật. Hư không không có tướng cho nên giống tất cả. Thiền Sư Ngưỡng Sơn và Thiền Sư Quang Dũng bàn luận không giống lừa, không giống Phật, vậy giống cái gì? Giống tự kỷ. Chỉ có thấy được tự tánh của mình mới có thể hít thở với hư không một cái lỗ mũi.

Giống cái gì? Giống tướng của hư không không có tướng thì mới có thể phàm thánh đều quên, thể dụng nhất như. Đó mới đạt đến chân lý vô tướng.

User avatar
Tóc Tiên
Bạn thâm giao
Bạn thâm giao
Posts: 1455
Joined: Wed Feb 04, 2015 4:57 am

Re: Thiền công án

Postby Tóc Tiên » Mon May 04, 2015 1:26 am


Không chịu nhận



Image




Một hôm, vào lúc nửa đêm, Thiền Sư Lợi Tung đứng trước Tăng đường la to:

- Có trộm! Có trộm!

Tiếng la làm đại chúng kinh động. Khi ấy có vị Học Tăng từ trong Tăng đường chạy ra, Thiền Sư Lợi Tung nắm chặt ông ta, nói:

- Bắt được trộm rồi!

Học Tăng cự tuyệt nói:

- Thiền Sư! Ngài lầm rồi, con chứ không phải trộm!

Lợi Tung vẫn nắm chặt, quát to:

- Chính là ông! Tại sao không chịu nhận?

Học Tăng hốt hoảng chẳng biết thế nào. Thiền Sư Lợi Tung nói kệ :

Ba chục năm qua Tây Tử Hồ (Lợi Tung),
Hai thời cơm cháo khí lực thô.
Vô sự lên non hành một chuyến,
Xin hỏi mọi người có hiểu chăng?


(Nguyên văn):

Tam thập niên lai Tây Tử Hồ,
Nhị thời trai chúc khí lực thô.
Vô sự thướng sơn hành nhất chuyến,
Tá vấn thời nhân hội dã vô?



Lời bình:

Có người nói: “Bắt trộm trong núi thì dể, bắt trộm trong tâm mới khó”. Trong sinh hoạt hàng ngày, chúng ta thường dùng mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý hướng ra ngoài bám víu sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp mà sanh ra các thứ phiền não khổ đau. Ba mươi năm tu hành, mỗi ngày hai thời cơm cháo chỉ vì hàng phục tên trộm trong tâm. Lãnh hội được như thế, một phen lên núi sẽ bắt được tên trộm trong tâm. Phật pháp ở ngay đó!

Thiền Sư Lợi Tung một phen khảo nghiệm Thiền Giả, thật là một Thiền Sư đại cơ đại dụng.

Nơi cửa sáu căn đều là trộm,
Ngày đêm sáu thời dạ bồi hồi.
Vô sự lên đường đi thưởng ngoạn,
Gây ra rắc rối biết hỏi ai?


Ngày đêm hai mươi bốn giờ làm sao giữ cửa sáu căn của chúng ta? Đừng để nó quấy nhiễu, đó là công khóa tu thiền không thể xem thường.

User avatar
Tóc Tiên
Bạn thâm giao
Bạn thâm giao
Posts: 1455
Joined: Wed Feb 04, 2015 4:57 am

Re: Thiền công án

Postby Tóc Tiên » Mon May 04, 2015 1:27 am


GIÓ ĐỘNG, CỜ ĐỘNG


Image




Sau khi được truyền y bát, Lục Tổ Huệ Năng ẩn cư trong nhóm thợ săn mười mấy năm. Đến lúc cơ duyên chín muồi ngài mới ra thế gian giáo hóa.

Một hôm, đến chùa Pháp Tánh, thấy hai vị Tăng mặt mày đỏ tía tranh luận về gió động; cờ động.

Vị thứ nhất cho rằng nếu không có gió thì cờ làm sao động? Cho nên nói là gió động.

Vị thứ hai cho rằng không có cờ động làm sao biết là gió động? Cho nên kết luận cờ động.

Mỗi vị chấp một bên không ai chịu thua ai.

Lục Tổ Huệ Năng nghe xong, nói:

- Không phải gió động cũng không phải cờ động mà chính là tâm hai vị động.



Lời bình:

Từ công án này có thể thấy rằng, theo quan điểm của các Thiền Sư đối với ngoại cảnh hoàn toàn là tìm tại tâm mình chứ không kẹt trên biểu tượng sự vật. Có hiện tượng là có phân biệt, đó là vì chúng ta khởi tâm động niệm. Tâm yên lặng thì muôn vật không có gì chẳng được, tâm dao động thì sự vật sai biệt hiện ra trước mặt.

Do đó, muốn đạt đến cảnh giới động tĩnh nhất như, vấn đề then chốt là ở tâm chúng ta phải dẹp trừ vọng tưởng sai biệt mới có thể chứng được niết bàn tịch tĩnh.

User avatar
Tóc Tiên
Bạn thâm giao
Bạn thâm giao
Posts: 1455
Joined: Wed Feb 04, 2015 4:57 am

Re: Thiền công án

Postby Tóc Tiên » Mon May 04, 2015 1:28 am

KHÔNG DỤNG CÓ, KHÔNG DỤNG KHÔNG

Công án:

Tăng hỏi Tào Sơn:

- Tức tâm tức Phật thì không hỏi, nhưng thế nào là chẳng phải tâm chẳng phải Phật ?

Sơn bảo:

- Sừng thỏ không dụng không; sừng trâu không dụng có.



LỜI BÀN:

Lão Tào Sơn há miệng ra là lộ cả tâm can. Thử hỏi tâm can của Tào Sơn ở chỗ nào ? Nếu hiểu được thì chỗ gút tự mở.



LỜI TỤNG:

Thích Ca không bảo có,

Di Lặc không bảo không.

Nơi nào dụng có không,

Mở miệng rơi đầu lưỡi.



ĐẠI-LÃN


Return to “Thiền phòng”

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 1 guest